Binh lực hai bên Trận_Smolensk_(1941)

Là một trong các trận đánh có tầm quan trọng đặc biệt trên cửa ngõ từ xa vào Moskva, do đó quân đội Đức và quân đội Liên Xô đã tung vào trận một khối lượng binh lực rất lớn.

Quân đội Đức Quốc xã

Ngoài các tập đoàn quân đã tham chiến từ đầu chiến tranh, Cụm tập đoàn quân Trung tâm được phối thuộc tập đoàn quân xe tăng 4 từ Cụm tập đoàn quân Bắc. Vào thời điểm khai trận, cụm quân này gồm 3 tập đoàn quân xe tăng mạnh nhất của quân đội Đức Quốc xã:[1][15]

1. Tập đoàn quân xe tăng 4 do tướng Erich Hoepner chỉ huy.2. Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn xung kích 23 do tướng Alfred Schubert chỉ huy gồm các sư đoàn 86, 110 và 206.
  • Quân đoàn xe tăng 39 do tướng Rudolf Schmidt chỉ huy [16][17] gồm các sư đoàn xe tăng 7, 12, 20 và các sư đoàn cơ giới 18, 21.
  • Quân đoàn cơ giới 57 do tướng Adolf-Friedrich Kuntzen chỉ huy gồm sư đoàn xe tăng 19 và sư đoàn cơ giới 14.
3.Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Heinz Guderian chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn xe tăng 24 do tướng Leo Geyr von Schweppenburg chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 3, 4, sư đoàn cơ giới 10 và sư đoàn kỵ binh 1.
  • Quân đoàn xe tăng 46 do tướng Heinrich Gottfried von Vietinghoff chỉ huy gồm sư đoàn xe tăng 10, các sư đoàn cơ giới SS "Đế chế" và "Đại Đức"[15].
  • Quân đoàn xe tăng 47 do tướng Joachim Hermann August Lemelsen chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 17, 18 và sư đoàn cơ giới 29.[15][18][19]

Đến giai đoạn 2 của chiến dịch, mới có thêm các tập đoàn quân dã chiến gồm bộ binh và kỵ binh cơ giới tham gia[15]:

1. Tập đoàn quân dã chiến 9 do tướng Adolf Strauß chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 5 do tướng Richard Ruoff chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 5, 35 và 161
  • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Otto-Wilhelm Förster chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 6 và 26
2. Tập đoàn quân dã chiến 2 do tướng Maximilian von Weichs chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 9 do tướng Hermann Geyer gồm các sư đoàn bộ binh 137, 263, 268 và 292.
  • Quân đoàn bộ binh 7 do tướng Wilhelm Fahrmbacher chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 7, 23 và 258.
  • Quân đoàn bộ binh 12 do tướng Walter Schroth chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 31 và 34.
  • Quân đoàn bộ binh 53 do tướng Kurt Waeger chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 255 và 267[15].
  • Quân đoàn bộ binh 43 do tướng Gotthard Heinrici gồm các sư đoàn bộ binh 131 và 134[15].
Bảo vệ Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm có sư đoàn cảnh vệ 52 của tướng Lothar Rendulic [15][20]

Phía Đức đã huy động cho chiến dịch này toàn bộ không quân của Tập đoàn quân Trung tâm (Tập đoàn quân không quân 2 của tướng Albert Kesselring) và không đoàn 8 của tướng Richthofen.[15]

Quân đội Liên Xô

Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, binh lực Phương diện quân Tây gồm có:[21]

1. Tập đoàn quân 22 do trung tướng Philipp Afanasievich Ershakov chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 51 do thiếu tướng A. A. Markov chỉ huy gồm các sư đoàn 98, 112 và 170.
  • Quân đoàn bộ binh 62 do thiếu tướng I. P. Karmanov chỉ huy gồm các sư đoàn 126, 174, 186.
  • Các đơn vị từ quân đoàn dự bị 29 do thiếu tướng A. G. Samokhin chuyển giao gồm các sư đoàn bộ binh 48, 50, 179 và 214.
2. Tập đoàn quân 19 do trung tướng Ivan Stepanovich Koniev chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 25 do thiếu tướng S. M. Chestokhvalov chỉ huy gồm các sư đoàn 127, 134 và 162.
  • Quân đoàn bộ binh 34 do trung tướng P. A. Khmelnisky chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 129 và 158.
  • Quân đoàn cơ giới 23 do thiếu tướng M. A. Miasnikov chỉ huy gồm sư đoàn cơ giới 220 và sư đoàn bộ binh 38
3. Tập đoàn quân 20 do trung tướng Pavel Alekseyevich Kurochkin chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 69 do thiếu tướng M. A. Mozhilevich chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 153, 229, 233.
  • Quân đoàn bộ binh 2 do thiếu tướng A. N. Ermakov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 100 và 161.
  • Quân đoàn cơ giới 5 do thiếu tướng I. P. Aleksienko chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 13 và 17.
  • Quân đoàn cơ giới 7 do thiếu tướng V. I. Vinogradov chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 14 và 17.
  • Các đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân có các sư đoàn bộ binh 18, 73, 128 và 144, sư đoàn xe tăng 57 và sư đoàn cơ giới 1.
4. Tập đoàn quân 13 do trung tướng Fedor Nikitich Remezov (từ ngày 15 tháng 7 là trung tướng Vasili Filipovich Gheasimenko) chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 61 do tướng F. A. Bakunin chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 53, 110 và 172.
  • Quân đoàn bộ binh 45 do thiếu tướng E. Ya. Magon chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 148 và 187.
  • Quân đoàn cơ giới 20 do thiếu tướng N. D. Vedeniev chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 26, 38 và sư đoàn cơ giới 210.
  • Các đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân có các sư đoàn bộ binh 137 và 160.
5. Tập đoàn quân 21 do thượng tướng Fyodor Isidorovich Kuznetsov chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 63 do trung tướng L. G. Petrovsky chỉ huy gồm các sư đoàn 61, 154 và 167.
  • Quân đoàn bộ binh 66 do thiếu tướng F. D. Sudakov chỉ huy chỉ có một sư đoàn bộ binh 232.
  • Quân đoàn bộ binh 67 do thiếu tướng F. F. Zhmachenko chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 102, 132 và 151.
  • Quân đoàn cơ giới 25 do thiếu tướng S. M. Krivoshein chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 50, 55 và sư đoàn cơ giới 219
  • Các đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân có các sư đoàn bộ binh 75 và 117

Trong giai đoạn sau của chiến dịch, Phương diện quân Tây được bổ sung thêm:[22]

1. Tập đoàn quân 16 do trung tướng Mikhail Fiodorovich Lukin chỉ huy. Do quá nửa tập đoàn quân này được giữ lại Phương diện quân Tây Nam nên trong biên chế của nó chỉ có:
  • Quân đoàn bộ binh 32 do thiếu tướng T. K. Kolomtsev chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 46 và 152.
  • Các đơn vị từ quân đoàn dự bị 44 do thiếu tướng B. A. Yushkevitsch chuyển giao.
2. Tập đoàn quân 4 do tướng Leonid Mikhailovich Sandalov chỉ huy, trong biên chế có:
  • Quân đoàn bộ binh 26 do thiếu tướng Vasili Stepanovitsch Popov chỉ huy gồm các sư đoàn 6, 42, 55 và 143.
  • Quân đoàn bộ binh 47 do thiếu tướng S. I. Povetkin chỉ huy gồm các sư đoàn 121 và 155.
  • Quân đoàn đổ bộ đường không 4 do thiếu tướng A. S. Zhadov chỉ huy

Phía Liên Xô huy động toàn bộ lực lượng không quân của bốn mặt trận (Tây, Trung tâm, Bryansk và Dự bị) và tập đoàn 3 không quân ném bom tầm xa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Smolensk_(1941) http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.r/r496539.htm http://ww2doc.50megs.com/Issue41/Issue41.html http://www.boardgamegeek.com/game/3041 http://www.onwar.com/articles/9903.htm http://www.fronta.cz/bitva-u-jelni-v-lete-1941 http://www.fronta.cz/smolensk-a-kyjev-1941 http://lexikon-der-wehrmacht.de/Personenregister/L... http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Personenregist... http://www.idiot.vitebsk.net/i40/mart41.htm http://militera.lib.ru/db/bock_f/index.html